Có nên bôi thuốc điều trị bệnh sùi mào gà không?

Trước những biến chứng khôn lường và sự lây lan nhanh chóng của bệnh sùi mào gà, điều trị bệnh xã hội này thế nào cho an toàn, hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Có nên bôi thuốc điều trị bệnh sùi mào gà không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. 

Bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sùi mào gà do vi rút HPV xâm nhiễm vào cơ thể do quan hệ không an toàn với người mắc bệnh, tiếp xúc với vết thương hở hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân. 

Có nên bôi thuốc điều trị bệnh sùi mào gà không?

Khi vi rút xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, người bệnh lúc này sẽ nhanh chóng xuất hiện các nốt u nhú, sùi nhỏ, màu trắng, hồng hoặc đỏ khoảng 1 đến 2mm tại bộ phận sinh dục của nam và nữ. Thời gian ủ bệnh từ 3 - 9 tháng, các nốt sùi này sẽ liên kết với nhau thành từng mảng rộng và nổi lên trên bề mặt da, có chân. Nếu ở giai đoạn ủ bệnh không phát hiện ra, vi rút sẽ nhân rộng lên và gây tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe người mắc. https://phongkhamdakhoatphcmuytin.blogspot.com/

Có nên bôi thuốc điều trị bệnh sùi mào gà không?

Trên thực tế, bệnh sùi mào gà rất dễ tái phát và đến nay, vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc hiệu điều trị sùi mào gà. Tùy vào vị trí, mức độ tổn thương cũng như thể trạng của từng bệnh nhân mà cách điều trị sẽ khác nhau. Các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà phổ biến hiện nay là đốt lạnh bằng nitơ lỏng, bằng laser, bằng hóa chất, bằng điện cao tần hay phẫu thuật cắt bỏ hoặc nạo. Các trường hợp tổn thương ít và nhỏ thì có thể chấm bằng các chế phẩm do bác sĩ chỉ định.

Bôi thuốc để điều trị bệnh xã hội này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, loại trừ tổn thương mà bệnh gây ra. Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi ở đây là hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời ngay khi phát hiện những triệu chứng của sùi mào gà hay có quan hệ tình dục với người nghi đã mắc bệnh. Các bác sĩ sau khi thăm khám sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị bệnh sùi mào gà, điều này có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối hòa loãng ngày 2 lần. Tránh gãi, cạo, chà xát làm trầy xước tổn thương vì có thể gây nhiễm trùng bồi phụ và lây nhiễm virut sang vùng khác. Khi mắc bệnh sùi mào gà vùng sinh dục, hậu môn cần tránh quan hệ tình dục để phòng lây nhiễm cho bạn tình.

Hãy tự nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh để có thể phòng tránh bệnh tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Có nên tự điều trị bệnh sùi mào gà ở nhà không?

Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của michieldb. Được tạo bởi Blogger.