Chọn sinh mổ hay sinh thường khi bị sùi mào gà?

Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội có mức độ lây lan nhanh và khá nguy hiểm với sức khỏe người bệnh, nhất là bệnh nhân trong giai đoạn thai kỳ. Để bảo vệ sức khỏe và tính mạng thai nhi được an toàn, nên chọn sinh mổ hay sinh thường khi bị sùi mào gà? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. https://phongkhamdakhoatphcmuytin.blogspot.com/

Bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, do virut Human Papilloma (HPV) là một loại virus gây u nhú ở da và niêm mạc lây nhiễm trực tiếp qua các đường quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh. Thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh sùi mào gà là từ 3 - 9 tháng. Ở giai đoạn này, người bệnh rất khó có thể nhận biết được sùi mào gà vì chưa có nhiều biểu hiện khác lạ nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh khi sùi mào gà phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. 

Bệnh sùi mào gà ở thai nhi thường do vi rút HPV ở chủng 6 và chủng 11 gây bệnh u nhú thanh quản ở thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp của bé. Nếu không theo dõi trong quá trình mang thai và sinh con sẽ có nguy cơ khiến trẻ bị tử vong. 

Chọn sinh mổ hay sinh thường khi bị sùi mào gà?


Chọn sinh mổ hay sinh thường khi bị sùi mào gà?

Trở lại với câu hỏi: Chọn sinh mổ hay sinh thường khi bị sùi mào gà? Các bác sĩ chuyên khoa cho hay, bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai là một trong những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục,. Lúc này vi rút HPV có ở niêm dịch miệng, họng, đường hô hấp trên, đường tiêu hóa trên, dịch ối,... làm cho bệnh có tốc độ phát triển nhanh và mạnh hơn. 

Khi phụ nữ mang thai bị mắc bệnh sùi mà gà do bất kỳ nguyên nhân nào, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây biến chứng nhiễm khuẩn, chảy máu, gây nguy hiểm cho thai nhi và làm tăng nguy cơ gây ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung ở thai phụ. 

Trên thực tế, tính đến thời điểm này vẫn chưa loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn sùi mào gà. Vì sùi mào gà có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ, do đó, đối với những trường hợp đã chữa rồi mà vẫn tái phát hoặc đối với những người mang thai rồi mới bị nhiễm bệnh, thì chúng tôi khuyên nên sử dụng phương pháp mổ đẻ để tránh lây bệnh sang cho con.

Nếu thai phụ có nhiều nụ sùi ở âm đạo, cổ tử cung sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của cả hai mẹ con vì những đám sùi sẽ chảy máu khó cầm khi sản phụ chọn sinh đẻ đường dưới. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây bệnh từ mẹ sang con trong khi sinh đẻ, khi chuyển dạ, cổ tử cung không mở nên có nhiều khả năng phải mổ lấy thai.

Sau khi sinh con khoảng 8 tuần, bạn mới tiếp tục tiến hành trị liệu bệnh sùi mào gà. Khi bệnh đang ở giai đoạn lâm sàng, việc chữa trị cho họ cần phải có sự phối hợp của khoa sản và phụ khoa. Căn cứ theo đặc điểm của từng thai kỳ, sức khỏe của sản phụ cũng như và số lượng, vị trí xuất hiện của các u nhú sùi để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bạn hãy tuân thủ đúng các phác đồ điều trị của các y bác sĩ đề ra. Thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và toàn xã hội. 


Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của michieldb. Được tạo bởi Blogger.